Tin tức

Tin tức

Cách xây tường thạch cao dễ làm và tiết kiệm cho nhà bạn

Vẻ đẹp thẩm mỹ sang trọng của tường thạch cao đang ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều gia đình ở Việt Nam bởi những ưu điểm vượt trội như độ mịn cao, hai lớp thạch cao chắc chắn và chống ẩm tốt. Tuy nhiên, để có được một bức tường thạch cao ưng ý lại không hề dễ dàng dù vật liệu này rất dễ kiếm tại các cửa hàng hay siêu thị.

Nếu bạn đang có ý định áp dụng loại tường này cho mái ấm của mình, đừng chần chừ đọc ngay những hướng dẫn bổ ích trong sổ tay ý tưởng này về cách lựa chọn loại thạch cao tốt nhất, công đoạn trộn vật liệu sao cho phù hợp hay khoảng thời gian thích hợp để thi công. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng xây dựng chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt với những người không chuyên và việc thử nghiệm nhiều lần trước khi chính thức bắt tay vào làm hay chuẩn bị sẵn một vài đơn vị thi công chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết!

1. Thạch cao là gì?

Trát thạch cao là công đoạn hoàn thiện nội thất đầu tiên sau khi quá trình xây dựng thô hoàn tất. Hỗn hợp xi măng, cát và nước được trộn theo tỉ lệ thích hợp và trát mịn lên bề mặt tường trước khi sơn. Nhờ đặc tính này nên hỗn hợp rất mềm, có thể thao tác dễ dàng. Một lưu ý nho nhỏ là thạch cao không nên áp dụng trong phòng tắm mà thường được sử dụng tại phòng khách, phòng ngủ hoặc tiểu sảnh nhờ khả năng che lấp các khuyết điểm khi xây tường hoặc chống ẩm nhẹ. Thạch cao thường có hai lớp: lớp thạch bên trong và lớp vỏ bọc bên ngoài.

2. Ba loại thạch cao phổ biến

Thạch cao Perlite (thạch cao thô dày 5-40 mm): Perlite là thạch cao trộn vữa và trát lên gạch thô. Hỗn hợp này thường được bổ sung thêm một số chất phụ gia để phù hợp hơn với mục đích sử dụng như nhà ở gia đình hay văn phòng công ty. Ưu điểm của nó là sự linh hoạt khi có thể ứng dụng trên nhiều bề mặt, lắp đặt ổ điện nhanh chóng, cách nhiệt và cách âm khá tốt. Thạch cao Perlite, bao gồm các loại hồ trộn bêtông đúc tại chỗ, được coi như lớp áo giáp đầu tiên che chắn tường gạch thô. Với độ dày từ 5-40mm, thạch cao Perlite sẽ trở thành tấm nền lý tưởng cho thạch cao Satin.

Thạch cao Satin (thạch cao mịn 0,3-1 mm): hỗn hợp lớp phủ cho thạch cao thô. Satin có thể tạo gờ nổi, đắp thành hoa văn và sử dụng trên nhiều bề mặt để che đi lớp sơn màu bị hỏng hoặc vết ẩm. Độ dày của vật liệu là 0,3 – 1 mm.

Thạch cao trộn bê tông:  khí, bê tông, gạch, đá bọt… và một số phụ gia khác là loại hỗn hợp đặc biệt dành cho những công trình lớn có tính lâu dài và đòi hỏi độ kiên cố nhất định.

3. Chuẩn bị mặt nền tốt

Điều quan trọng nhất trước khi trát thạch cao cho một bức tường là lớp gạch phải hoàn toàn khô ráo. Sau đó, bạn hãy đánh dấu các khoảng tường cần thi công bằng khung thép chữ C hoặc chữ U, cạo sạch và trơn các lớp gồ ghề. Để không làm ảnh hưởng đến mặt sàn và đồ nội thất trong nhà, đừng quên bao bọc mọi thứ cẩn thận bằng vải bạt. Các khoảng tường nhỏ có lỗ hổng như cửa sổ, cửa ra vào cần được đo đạc chính xác kích thước để chuẩn bị bước tiếp theo thật tốt.

4. Chuẩn bị các tấm thạch cao

Ghép các tấm thạch cao vào khung thép đã dựng theo phương thẳng đứng và vít chặt vào tường bằng vít dài tối thiểu 25mm. Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà phải đạt trên 10mm và khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm. Đầu đinh vít cắm vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Bạn nên chuẩn bị máy bắt vít để công việc được dễ dàng hơn.

5. Hoàn thiện bề mặt phủ bên ngoài

Sau khi ghép xong các tấm thạch cao thô, bạn bắt đầu trát một lớp vữa mỏng nhằm trát kín các khe nối và che đi đầu đinh vít. Thời gian để thạch cao hoàn toàn khô là một ngày. Tiếp đến, bạn có thể tiếp tục sử dụng thạch cao Satin để đắp hoa văn, dùng giấy dán tường hoặc sơn bả để trang trí cho tường nhà.

6. Ứng dụng thạch cao trong trang trí

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của thạch cao là che đi các vết nứt, lỗ hổng và lỗi xây dựng của tường gạch thô. Ngoài ra, vật liệu này có tính năng cách âm tối đa, cách nhiệt và chống ẩm rất tốt.

Tất nhiên, không thể bỏ qua vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch của thạch cao, đặc biệt khi được kết hợp với sàn đá hoa cương như trong bức ảnh này!

7. Những sai lầm phổ biến và cách xử lý

Thạch cao không đạt yêu cầu hay có chất lượng kém sẽ không kết dính với bề mặt. Vì vậy, bề mặt bê tông cần được phủ lớp chống ẩm hoặc hong khô để đảm bảo độ bám dính tốt nhất. 

Nếu thạch cao được trộn quá dày sẽ rất dễ rạn và đổ vỡ theo thời gian nhưng quá mỏng sẽ nhanh vỡ. Với điều kiện khí hậu thất thường như Việt Nam, lớp thạch cao không được bảo quản có thể tạo ra khe hở cho các loại côn trùng hoặc chuột, gián sinh sôi. Ghi nhớ một vài sai lầm phổ biến để tránh mắc phải nhé!

CÔNG TY TNHH SANG THÀNH PHÁT

  • 169 Hà Huy Tập, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
  • 0911.38.39.40 - 0905.872.006 - 0906.443.396
  • sangthanhphat.tc@gmail.com
  •